Thành Phố London
LUÂN ĐÔN
Diện tích: 1577,3 km² (609 dặm vuoông)
Dân số: 8.600.000
Mật độ: 2.966/km²
Nội thành: 8,5 triệu người
Khu vực metro: 12-14 triệu người
Múi giờ
- Tiêu chuẩn: GMT (UTC)
- Mùa hè: (DST) BST (UTC+1)
Website: http://www.london.gov.uk/
Các quận: Thành phố & 32 London boroughs
Lịch sử
Buổi đầu của London
Mặc dù có một số bằng chứng về các khu dân cư rải rác trước thời La Mã trong khu vực này, khu dân cư lớn đầu tiên được thành lập bởi Đế chế La Mã vào năm 43, theo sau sự xâm lược đảo Anh của quân đội La Mã. Khu dân cư này được gọi là Londinium, được tin là nguồn gốc của tên gọi ngày hôm nay, mặc dù nguồn gốc Celt cũng là một khả năng.
Cho đến năm 600, người Anglo-Saxon đã tạo lập nên một khu dân cư mới (gọi là Lundenwic) vào khoảng 1 km về phía thượng nguồn của thành phố La Mã cũ, quanh khu vực ngày nay là Vườn Covent. Có lẽ là có một cảng biển tại cửa sông Fleet cho việc đánh cá và thương mại, và khu thương mại này phát triển cho đến khi thảm họa xảy đến vào năm 851, khi sự phòng thủ xiêu vẹo của thành phố mới bị vượt qua bởi sự càn quét của người Viking và nó bị san bằng. Sự chiếm đóng bởi người Viking hai mươi năm sau không tồn tại lâu, và Alfred Đại đế, vua mới của nước Anh, thiết lập hòa bình và dời khu dân cư vào trong khu thành phòng thủ của thành phố La Mã cũ (sau đó gọi là Lundenburgh). Thành phố nguyên thủy trở thành Ealdwīc ("thành phố cũ"), một cái tên tồn tại cho đến ngày nay như là Aldwych.
Tiếp sau đó, dưới sự quản lý của nhiều vị vua Anh khác nhau, một lần nữa London lại phát triển như là một trung tâm thương mại quốc tế và chính trị. Tuy vậy, sự càn quét của người Viking lại bắt đầu trong cuối thế kỉ thứ 10, và đạt đến đỉnh cao vào năm 1013 khi họ bao vây thành phố dưới sự chỉ huy của vua Đan Mạch Canute và buộc vua Anh Aethelred II (Aethelred the Unready) tháo chạy. Trong một cuộc tấn công trả đũa, quân đội của Aethelred đã đạt được thắng lợi bằng cách kéo sập cầu London với đồn Đan Mạch ở trên đỉnh, và sự kiểm soát của người Anh lại được tái thiết lập.
Canute chiếm được ngôi vua Anh vào năm 1017, kiểm soát thành phố và đất nước cho đến năm 1042, khi cái chết của ông ta đã trả lại quyền kiểm soát cho người Anglo-Saxon dưới thời người con ghẻ của ông là Edward Người thú tội (Edward the Confessor), người tái thiết lại Tu viện Westminster và Cung điện Westminster cạnh đó. Vào thời điểm này, London đã trở thành thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất ở Anh, mặc cho địa điểm chính thức của nhà nước vẫn còn ở Winchester .
Theo sau chiến thắng tại Trận chiến Hastings, William I (William the Conqueror), lúc đó là Công tước Normandy, đã đăng quang như Vua của Anh trong Tu viện Westminster vừa mới xây xong vào ngày Giáng sinh năm 1066. William đã cho phép công dân London các đặc quyền, trong khi xây dựng một lâu đài ở góc đông nam của thành phố để kiểm soát họ. Lâu đài này được mở rộng ra bởi các vua sau đó và bây giờ được biết đến như là Tháp London, ban đầu là nơi ở của hoàng cung và sau đó là một nhà tù.
Vào năm 1097, vua William II bắt đầu việc xây dựng Sảnh đường Westminster , gần với tu viện có cùng tên. Sảnh đường này là cơ sở cho một Cung điện Westminster mới, nơi ở chính của hoàng cung trong suốt thời Trung Cổ. Westminster trở thành nơi thiết triều và nhà nước làm việc (tiếp tục cho đến ngày nay), trong khi khu ngay bên cạnh đó, thành phố London, là một trung tâm thương mại buôn bán phát triển dưới sự điều hành của một cơ quan hành chính khác, Liên hiệp London. Dần dần, các thành phố lân cận phát triển cùng lúc và tạo ra cơ sở cho khu trung tâm London hiện đại, thay thế cho Winchester như là thủ đô của nước Anh vào thế kỉ 12.
Sau khi đánh bại Hạm đội Tây Ban Nha (Spanish Armada) vào năm 1588, sự ổn định chính trị ở Anh cho phép London phát triển thêm. Vào năm 1603, James VI của Scotland lên ngôi vua Anh (trở thành James I của Anh), nhìn chung là thống nhất hai quốc gia. Sự thi hành các luật chống Công giáo hà khắc đã làm ông không được ưa chuộng, và một vụ mưu sát diễn ra vào 5 tháng 11 năm 1605 - vụ Âm mưu thuốc súng nổi tiếng.
Dịch bệnh gây ra hàng loạt vấn đề cho London trong đầu thế kỉ 17, dồn lại thành Đại dịch vào năm 1665-1666. Đây là đợt bộc phát dịch cuối cùng ở châu Âu, có lẽ là nhờ vào thảm họa theo ngay sau đó vào năm 1666. Một ngọn lửa (Vụ cháy lớn ở London ) bùng phát ở thành phố nguyên thủy và nhanh chóng lan rộng ra các tòa nhà bằng gỗ ở London , thiêu hủy một phần lớn thành lớn (và giết đi hầu hết các con chuột cống mang mầm bệnh). Sự xây dựng lại kéo dài trên hơn mười năm.
Sự đi lên của London hiện đại
Sự phát triển của London gia tăng trong thế kỉ 18, và trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào khoảng 1831 đến 1925. Sự phát triển này được trợ giúp thêm từ năm 1836 bởi hệ thống đường sắt đầu tiên của London làm cho các thành phố ngoại thành nằm trong tầm với dễ dàng của thành phố. Hệ thống đường sắt mở rộng rất nhanh, và làm cho những khu ngoại ô này phát triển trong khi bản thân London mở rộng ra các khu đồng trống xung quanh, nhập chung với những khu dân cư lân cận như là Kensington. Các vụ kẹt đường tăng dần trên các đường trung tâm đã dẫn đến sự hình thành của hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới - London Underground - vào năm 1863, làm thúc đẩy thêm sự mở rộng và sự đô thị hóa.
Chính quyền địa phương London đã vất vả đối phó với sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong việc cung cấp đủ cơ sở hạ tầng. Giữa năm 1855 và 1889, Ban quy hoạch đô thị London chỉ đạo việc mở rộng cơ sở hạ tầng ở London . Nó sau đó được thay thế bởi Quận London, được chỉ đạo từ bên trên bởi Hội đồng Quận London, cơ quan hành chánh dân cử đầu tiên của London.
The Blitz và các trận bỏ bom khác bởi Luftwaffe của quân Đức trong Thế chiến thứ hai đã giết hại trên 30.000 dân London và làm san bằng nhiều khu nhà cửa và các tòa nhà khác. Việc xây dựng lại trong những năm 1950, 1960 và 1970 được nhận thấy qua một loạt các kiểu kiến trúc khác nhau và kết quả là sự thiếu thống nhất về kiến trúc đã được biết đến như một đặc điểm của London. Trong cùng khoảng thời gian đó, nhiều cuộc di dân lớn, chủ yếu là từ các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, đã thay đổi cấu trúc dân số của thành phố. Trong năm 1965 những biên giới hành chính của London đã được mở rộng để tính đến sự phát triển của các khu đô thị bên ngoài biên giới của Quận London. Khu vực mở rộng này được gọi là London mở rộng và được quản lý bởi Hội đồng London mở rộng.
Một sự vực dậy về kinh tế từ thập niên 1980 trở đi đã tái thiết lập vị trí của London như là một trung tâm thương mại nổi bật. Tuy nhiên, vì là nơi của nhà nước và là thành phố quan trọng nhất trong vương quốc, nơi đây là một mục tiêu thường xuyên của khủng bố. Các tay đánh bom thuộc tổ chức IRA tìm cách áp lực lên chính phủ vào việc đàm phán về việc Bắc Ireland, thường xuyên quấy phá hoạt động của thành phố với các lời đe dọa đánh bom - một số được thi hành - cho đến chấp thuận ngừng bắn của họ năm 1997. Gần đây nhất, một vụ một loạt các vụ đánh bom có tổ chức vào mạng giao thông công cộng được thi hành bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan - chỉ 24 giờ sau khi London được chấp nhận là nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2012.
ĐỒNG HỒ BIG BEN
Big Ben tên đầy đủ là Tháp đồng hồ của cung điện Westminster là một cấu trúc tháp đồng hồ ở mặt Đông-Bắc của công trình Nhà quốc hội ở Westminster , London , Anh. Mặc dù được biết đến rộng rãi với cái tên Big Ben, nhưng thực ra, tên này chính là tên của cái chuông đặt bên trong tháp. Tháp còn hay bị gọi nhầm là St. Stephen's Tower.
Cấu trúc
Tháp này được đưa là một phần của thiết kế của Charles Barry cho một tòa lâu đài mới, sau khi Lâu đài Westminster bị hỏa hoạn phá hủy đêm 16 tháng 10 năm 1834. Tháp được thiết kế theo phong cách Victorian Gothic và cao 96,3 m.
61 m đầu tiên của kết cấu là tháp đồng hồ, bao gồm gạch xây phủ đá; phần còn lại chiều cao của tháp là cơ cấu hình chóp bằng gang. Móng rộng 15 x 15 m, bê tông dày 3 m, sâu 7 m dưới đất. Trọng lượng tháp 9553 tấn. Bốn mặt đồng hồ cao 55 m trên mặt đất. Do điều kiện nền đất kể từ khi được xây dựng đến nay, tháp hơi nghiêng về phía Tây-Bắc, khoảng 220 mm. Do hiệu ứng nhiệt, tháp lắc lư hướng Đông Tây một chút hàng năm.
Mặt chiếc đồng hồ
Mặt chiếc đồng hổ to lớn đủ để tháp Big Ben từng nổi tiếng với cái tên "Chiếc đồng hổ bốn mặt lớn nhất thế giới". Nhưng đó đã là quá khứ. Kỷ lục của chiếc đồng hổ lừng danh này đã bị một chiếc đồng hồ khác vượt qua, đó là chiếc tháp đồng hồ Allen-Bradley ởMilwaukee , Wisconsin . Thế nhưng chiếc đồng hồ Allen-Bradley cuối cùng lại không được người xây dựng lắp cho quả chuông nào, vì vậy, tới hiện tại, Big Ben vẫn được gọi là "chiếc đồng hồ bốn mặt có chuông lớn nhất thế giới". Hệ thống máy móc của đồng hồ Big Ben (thực ra Big Ben chỉ là tên gọi thông tục của chiếc chuông chính nặng 13 tấn được treo ở chiếc Tháp-Đồng hồ này) đã được hoàn thành từ năm 1854 nhưng tòa tháp lại được hoàn thành sau đó 4 năm - năm 1858.Mặt chiếc đồng hồ.
Mặt chiếc đồng hổ to lớn đủ để tháp Big Ben từng nổi tiếng với cái tên "Chiếc đồng hổ bốn mặt lớn nhất thế giới". Nhưng đó đã là quá khứ. Kỷ lục của chiếc đồng hổ lừng danh này đã bị một chiếc đồng hồ khác vượt qua, đó là chiếc tháp đồng hồ Allen-Bradley ở
Chiếc đồng hồ và cấu trúc mặt số của nó được Augustus Pugin thiết kế. Mỗi mặt của chiếc đồng hồ được đặt vào trong một khối đá hình vuông có cạnh là 21 feet hay 7 m, cùng với tổng cộng 576 miếng kính trong suốt, gần giống như kiểu các ô cửa sổ bằng kính có khắc những bức tranh ở nhà thờ Anh thời đó. Xung quanh mặt đồng hồ được khắc những đường viền tạo thành một chiếc khung. Cạnh dưới của khung ở mỗi mặt đồng hồ có khắc dòng chữ Latinh: "DOMINE SALVAM FAC REGINAM NOSTRAM VICTORIAM PRIMAM" có nghĩa là : "Xin chúa hãy bảo vệ cho nữ hoàng Victoria của chúng con".
Chiếc đồng hồ bắt đầu được mở cửa cho khách tham quan lần đầu tiên từ ngày 7 tháng 9 năm 1859. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, cung điện Westminster đã bị trúng bom do người Đức oanh tạc, phá hủy nhà khách của cung điện và gây hư hại tới mặt phía Tây của chiếc đồng hồ.